{reading} Các trích dẫn hay từ [Nghệ thuật tinh tế của việc đ*** quan tâm]

Chương 1: Đừng cố

Nền văn hóa của chúng ta ngày nay thường tập trung một cách ám ảnh vào những kỳ vọng tích cực không thực tế: Hạnh phúc hơn. Khỏe mạnh hơn. Trở thành người tốt nhất, tốt hơn những người khác. Trở nên thông minh hơn, nhanh nhạy hơn, giàu có hơn, gợi cảm hơn, nổi trội hơn, năng suất hơn…

Nhưng khi bạn dừng lại và thực sự suy nghĩ về điều đó, lời khuyên thông thường về cuộc sống – tất cả những thứ mang tính tích cực và hạnh phúc về việc tự hoàn thiện bản thân mà chúng ta được nghe mọi khi – thực sự đều gắn liền với những thứ mà bạn còn thiếu.

Vấn đề nằm ở chỗ quá nhiều mối bận tâm sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần của bạn. Nó khiến cho bạn trở nên hời hợt và giả tạo, bạn sẽ dành cả đời mình vào việc chạy theo ảo tưởng về hạnh phúc và sự mãn nguyện.

Chìa khóa của một cuộc sống tốt đẹp là đếch cần quan tâm đến quá nhiều thứ, bớt để ý, chỉ quan tâm đến những gì thực tế, cấp bách và thực sự quan trọng mà thôi.

Vòng lặp địa ngục

Khao khát một trải nghiệm tích cực vốn dĩ đã là một trải nghiệm tiêu cực. Và, ngược đời ở chỗ, chấp nhận một trải nghiệm tiêu cực vốn dĩ lại là một trải nghiệm tích cực. (Luật trái ngược - Alan Watts).

Bạn càng cố gắng để cảm thấy ổn hơn vào mọi thời điểm, thì bạn lại càng ít cảm thấy mãn nguyện hơn, bởi vì theo đuổi một thứ gì đó chỉ càng nhân lên cảm giác rằng bạn thiếu thốn nó ngay từ lúc ban đầu. Bạn càng muốn trở nên giàu có, thì bạn lại càng cảm thấy bản thân mình nghèo và vô dụng, dù cho trên thực tế bạn có kiếm được bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Bạn càng muốn trở nên quyến rũ và được khao khát bao nhiêu, bạn càng nhìn nhận rằng bản thân mình xấu xí, dù cho nhan sắc thực của bạn có ra sao. Bạn càng muốn trở nên hạnh phúc và được yêu thương bao nhiêu, thì bạn lại càng cảm thấy cô đơn và sợ hãi, dù người bên bạn có là ai đi chăng nữa.

Đừng cố!

Ta có thể đạt được những thứ đáng giá trong cuộc sống nhờ vượt qua những trải nghiệm tiêu cực.

Sự đau đớn mà bạn theo đuổi tại phòng tập gym sẽ dẫn đến một cơ thể cân đối và sức khỏe tốt hơn. Sự thất bại trong kinh doanh sẽ dẫn tới sự hiểu biết rõ hơn về điều gì là cần thiết cho thành công. Cởi mở trước các mâu thuẫn về sự bất an của bản thân sẽ khiến bạn trở nên tự tin và hấp dẫn hơn trước mọi người. Nỗi đau của đối đầu với thực tại là những gì sẽ mang lại niềm tin và sự tôn trọng trong các mối quan hệ của bạn. Vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng sẽ giúp bạn gây dựng lòng dũng cảm và ý chí.

Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm

  • Đếch quan tâm không có nghĩa là thờ ơ, mà có nghĩa là thoải mái với việc thờ ơ.

    → sẵn sàng đối mặt với nghịch cảnh và thất bại, để tiếp tục làm những việc họ tin tưởng và cho là đúng đắn.

  • Để đếch quan tâm đến nghịch cảnh, trước tiên bạn cần phải quan tâm đến thứ còn quan trọng hơn cả nghịch cảnh.

    → Tìm thấy điều quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời bạn, nếu không thì mối quan tâm của bạn sẽ đặt vào những mục đích vô nghĩa và phù phiếm.

  • Dù cho bạn có nhận ra hay không, bạn vẫn luôn lựa chọn quan tâm tới một điều gì đó.

    → Về cơ bản, chúng ta trở nên cân nhắc hơn trong việc chọn lựa những thứ mình sẵn sàng quan tâm. Đây chính là cái gọi là sự trưởng thành.

Ý tưởng đếch quan tâm …

Là cách thức đơn giản nhằm tái định hướng những kỳ vọng của chúng ta đối với cuộc sống và lựa chọn xem cái gì quan trọng và không quan trọng.

Đau khổ là điều không thể tránh khỏi cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa, cuộc đời vẫn luôn chứa đựng những thất bại, mất mất, hối tiếc và cả cái chết.

Cách duy nhất để vượt qua nỗi đau là trước hết học cách chịu đựng nỗi đau đó.

Chương 2: Hạnh phúc là một rắc rối

Một trong số những giác ngộ ấy chính là: bản thân cuộc đời đã là một sự chịu đựng đau khổ. Người giàu đau khổ bởi chính sự giàu có của họ. Người nghèo đau khổ bởi sự nghèo túng của họ. Người không có gia đình thì đau khổ bởi vì họ không có gia đình. Người có gia đình thì khổ vì gia đình mình. Những người theo đuổi những niềm vui trần tục thì đau khổ bởi chính những thú vui trần tục ấy. Người tránh xa những thú vui trần tục thì cũng đau khổ bởi sự kiêng kị ấy.

Chúng ta chịu dằn vặt bởi một nguyên nhân vô cùng đơn giản là việc chịu đựng ấy là hữu ích về mặt sinh học. Nó là yếu tố hoàn toàn tự nhiên thúc đẩy sự thay đổi. Đau đớn và khổ sở của chúng ta đâu phải là lỗi hệ thống trong sự tiến hóa loài người; mà chúng chính là một nét đặc trưng.

Nỗi đau là thứ dạy cho ta biết cần phải chú ý tới điều gì khi mà ta còn nhỏ và vô tâm. Nó giúp ta thấy được điều gì là tốt hay không tốt đối với mình. Nó giúp cho ta hiểu ra và chấp nhận những giới hạn của mình.

Hạnh phúc đến từ việc giải quyết các rắc rối

Các vấn đề liên tục xảy ra trong cuộc đời chúng ta. Khi bạn xử lý các vấn đề liên quan đến sức khỏe của mình bằng việc mua thẻ tập gym, bạn lại tạo ra những vấn đề mới, như là việc phải dậy sớm để đến phòng tập đúng giờ, ướt sũng mồ hôi vì ba mươi phút tập chạy trên máy, và sau đó là tắm rửa và thay quần áo để khỏi bốc mùi trong văn phòng. Khi bạn giải quyết vấn đề về không dành đủ thời gian bên bạn đời bằng việc thiết kế tối thứ Tư làm “tối hẹn hò,” bạn lại dẫn tới những vấn đề khác, như là phải cố nghĩ ra những thứ sẽ làm vào mỗi thứ Tư để cả hai bạn không thấy chán, đảm bảo rằng bạn đủ đạn cho những bữa tối sang chảnh, làm sao để tái tạo lại niềm đam mê và chất xúc tác đang dần nhạt phai giữa hai người, và chuẩn bị cho công cuộc ấy ấy trong cái bồn tắm bé xíu đầy những bong bóng xà phòng. Các vấn đề không bao giờ ngừng lại cả, chúng chỉ chuyển sang một vấn đề khác và/hoặc là tăng thêm mà thôi. Hạnh phúc đến từ việc giải quyết các vấn đề này.

Để có thể hạnh phúc chúng ta cần có thứ gì đó để giải quyết. Hạnh phúc vì thế mà tồn tại dưới dạng thức của hành động.

👉 Hạnh phúc là một quá trình luôn diễn ra, bởi vì giải quyết vấn đề là một quá trình tiếp diễn – giải pháp cho vấn đề của ngày hôm nay rất có thể sẽ là nguồn cơn của những vấn đề vào ngày mai, và cứ tiếp tục như thế. Hạnh phúc thực sự chỉ diễn ra khi bạn tìm thấy được những vấn đề mà bạn thích thú và vui vẻ giải quyết chúng.

Nhiều người làm đời mình rối tung lên, ít nhất là theo hai cách:

  1. Chối bỏ. Một số người chối bỏ ngay từ đầu về sự tồn tại của các vấn đề. Và bởi vì họ chối bỏ thực tại, họ hẳn phải luôn đánh lừa hay làm sao lãng bản thân khỏi thực tại. Điều này có thể khiến họ cảm thấy an ổn trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ dẫn tới một đời sống bất an, căng thẳng thần kinh, và sự dồn nén về mặt cảm xúc.
  2. Nạn nhân tinh thần. Một số người chọn lựa việc tin rằng họ chẳng thể làm gì để xoay trở tình thế của mình, dù thực ra là họ có thể làm được điều đó. Những nạn nhân này sẽ tìm kiếm cơ hội hoặc lý do để trách móc những người khác vì vấn đề của mình hoặc đổ lỗi cho những tác nhân bên ngoài. Điều này có thể khiến họ cảm thấy tốt đẹp hơn trong ngắn hạn, nhưng nó sẽ dẫn tới sự oán giận, cảm giác vô dụng và tuyệt vọng về lâu về dài.

Xúc cảm đang được đánh giá quá cao

Các cảm xúc là những hệ thống phản hồi cho ta biết thứ gì là ổn hay không ổn với chúng ta – không hơn, không kém. Sự đau đớn khi chạm phải cái bếp nóng dạy cho ta rằng không được chạm vào nó nữa, nỗi buồn của sự cô đơn dạy ta rằng đừng có làm những việc khiến ta phải chịu cô đơn nữa. Các cảm xúc chỉ đơn giản là những dấu hiệu sinh lý được kiến tạo để thúc bạn theo hướng của sự thay đổi có lợi mà thôi.

Những cảm xúc tiêu cực chính là lời hiệu triệu để hành động. Khi bạn cảm thấy chúng, đó là bởi vì bạn cần phải làm điều gì đó. Các cảm xúc tích cực, ngược lại, là phần thưởng cho việc bạn đã thực hiện những hành động thích hợp. Khi bạn cảm thấy thế, cuộc đời sẽ trở nên đơn giản và ta chẳng cần phải làm gì nữa cả ngoài việc tận hưởng nó. Và rồi, cũng giống như mọi thứ khác, các cảm xúc tích cực biến mất, bởi sự xuất hiện của những vấn đề mới.

Khi chối bỏ cảm xúc tiêu cực thì người đó cũng đã chối bỏ cả những điều đến từ hệ thống phản hồi mà giúp họ giải quyết các vấn đề.

Bất cứ điều gì khiến cho ta thấy hạnh phúc ngày hôm nay sẽ không còn khiến ta hạnh phúc vào ngày mai nữa, bởi vì chức năng sinh học của chúng ta luôn đòi hỏi có thêm thứ khác nữa. Một sự ấn định vào hạnh phúc là việc không-ngừng-theo-đuổi “một thứ khác” – một ngôi nhà mới, một mối quan hệ mới, một đứa con nữa, một đợt tăng lương khác. Và mặc cho tất cả mồ hôi nước mắt mà ta đổ ra, rốt cuộc rồi ta cũng thấy quái lạ như lúc bắt đầu: không mãn ý toại lòng.

→ vòng xoáy khoái lạc.

Lựa chọn nỗi đau của riêng bạn

Mọi người muốn có một cơ thể hoàn hảo. Nhưng bạn không có được nó nếu bạn không chấp nhận nỗi đau đớn và căng thẳng về thể xác khi ở trong phòng tập gym hàng giờ liền, trừ khi bạn thích việc đong đếm và phân loại chính xác những gì bạn ăn vào, hoạch định cuộc đời mình trên khẩu phần ăn trong cái đĩa nhỏ xíu xiu. Mọi người muốn bắt đầu công việc kinh doanh của họ. Nhưng bạn không thể trở thành một doanh nhân thành đạt trừ khi bạn tìm ra cách để chấp nhận rủi ro, sự không ổn định, hết sai lầm này đến sai lầm khác, những giờ đồng hồ điên cuồng cống hiến cho một thứ gì đó mà có thể cuối cùng lại xôi hỏng bỏng không.

Một câu hỏi thú vị thay vì “Bạn muốn gì từ cuộc đời?”, đó là “Bạn muốn có nỗi đau nào trong cuộc đời mình? Bạn sẵn sàng chịu đựng vì điều gì?” Bởi vì nó quyết định cuộc đời ta sẽ chuyển sang hướng nào.

Hạnh phúc đòi hỏi sự đấu tranh. Nó phát triển từ những rắc rối. → ta chỉ tìm thấy cảm giác thoải mãn và ý nghĩa cuộc sống khi ta lựa chọn và kiểm soát những nỗ lực của chúng ta.

Bạn muốn hưởng thụ thứ gì? → Bạn muốn chịu đựng nỗi đau nào?

Tôi chỉ muốn phần thưởng mà không phải là sự chịu đựng. Tôi muốn cái kết quả mà không phải là quá trình. Tôi chỉ yêu thích chiến thắng mà không phải cuộc tranh đấu. Và cuộc đời thì không vận hành như thế.

Việc bạn là ai được xác định bởi việc bạn sẵn lòng chịu đựng điều gì. Người mà thích thú chịu đựng nỗi đau đớn trong phòng tập gym là những người thi ba môn thể thao phối hợp và có cơ bắp rắn rỏi và có thể bẩy tung cả một ngôi nhà. Người mà thích những giờ làm việc dài lê thê và bộ máy cấp bậc trong công ty sẽ là những người vươn lên vị trí chóp bu. Những người thích những sự căng thẳng và lối sống thiếu ổn định của giới nghệ sĩ thì chắc chắn là những người sẽ làm nên công chuyện.

Nỗi đau của ta quyết định thành công của ta.

Chương 3: Bạn cũng chẳng đặc biệt lắm đâu

hước đo thực sự của giá trị bản thân không phải là việc một người cảm thấy như thế nào về những trải nghiệm tích cực của mình, mà là về những trải nghiệm tiêu cực.

Một người thực sự biết rõ giá trị của bản thân là người có thể nhìn nhận một cách thẳng thắn vào những phần tiêu cực trong tính cách của mình – “Ừ, đôi khi tôi thật thiếu trách nhiệm với tiền bạc,” “Vâng, đôi khi tôi có phóng đại thành công của mình,” “Vâng, tôi phụ thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ của người khác và đáng lý ra nên tự lập hơn” – và sau đó bắt tay vào cải thiện chúng.

Mọi việc sẽ trở nên tồi tệ

Khi mà một “rắc rối gây sang chấn” ập đến trong cuộc đời chúng ta, chúng ta bắt đầu cảm thấy một cách vô thức rằng chúng ta không có khả năng để giải quyết chúng. Và sự thừa nhận về sự bất lực trong việc giải quyết các vấn đề khiến chúng ta cảm thấy đau khổ và vô dụng.

Càng đau đớn, thì chúng ta lại càng cảm thấy bất lực trước các vấn đề của chính mình, và chúng ta lại càng cho phép mình đặc quyền được sửa chữa những vấn đề đó. Sự cho phép này được diễn ra theo hai cách:

  1. Chỉ có tôi là tài giỏi còn mấy người thì toàn là đồ bỏ, tôi xứng đáng được đối xử đặc biệt.
  2. Tôi là đổ bỏ và các vị đều xuất sắc cả, tôi xứng đáng được đối xử đặc biệt.

→ dù đối lập nhưng bản chất đều chứa đựng sự ích kỷ.

Bởi vì nhìn nhận mọi thứ trong đời sống như thể bạn luôn làm nạn nhân đòi hỏi cũng nhiều sự ích kỷ như điều ngược lại. Việc duy trì niềm tin rằng mình có những khó khăn không vượt qua được cũng ngốn nhiều năng lượng và ảo tưởng tự đề cao giống như ở người cho rằng họ không có bất kỳ một vấn đề nào cả. Sự thật là chẳng có thứ gì được gọi là vấn đề cá nhân hết. Nếu như bạn gặp phải một vấn đề, thì có khả năng là hàng triệu người khác cũng gặp phải nó trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.

Điều đó còn có những là bạn cũng chẳng có gì đặc biệt cả.

Sự tàn ác của chủ nghĩa ngoại lệ

Hầu như tất cả chúng ta đều chỉ ở mức trung bình trong hầu hết những việc mình làm. Cho dù bạn có xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó, thì bạn vẫn chỉ tàm tạm hay dưới cả mức tàm tạm ở những lĩnh vực khác. Đấy là tính tự nhiên của cuộc sống. Để trở nên thật sự vĩ đại ở một khía cạnh nào, bạn buộc phải dành ra hàng tấn phân thời gian và năng lượng cho nó. Và bởi vì tất cả chúng ta đều chịu sự hạn chế về mặt thời gian và năng lượng, chỉ một số rất ít trong số chúng ta mới thực sự xuất chúng trong hơn một lĩnh vực, chứ đừng nói là tất cả mọi thứ.

Cuộc sống ngày nay (với sự tiếp cận của Internet) của chúng ta được lấp đầy với những thông tin từ những cực trị của đường phân phối chuẩn của kinh nghiệm loài người, bởi vì trong ngành kinh doanh truyền thông thì những thứ ấy mới thu hút sự chú ý, và sự chú ý mới mang tới tiền bạc.

Cơn lũ thông tin cực đoan này đã tạo điều kiện cho ta tin rằng sự khác thường mới chính là sự bình thường → khiến ta cảm thấy khá là bất an và tuyệt vọng, bởi vì rõ ràng là chúng ta không đủ tốt đẹp theo một nghĩa nào đó. Chúng ta đối phó theo cách duy nhất mà ta biết: thông qua sự tự đề cao mình hay thông qua việc đề cao những người khác.

Sự tràn lan của những ngoại lệ khiến con người ta cảm thấy tồi tệ hơn cả về bản thân họ, khiến họ thấy rằng họ cần phải nghiêm khắc hơn, quyết liệt hơn, tự tôn hơn để được ghi nhận hoặc trở nên quan trọng.

Internet không chỉ là một nguồn mở về thông tin; nó còn là một nguồn mở về sự bất an, nghi ngờ bản thân, và cảm giác tủi hổ.

N-n-n-nhưng, Nếu Tôi Không Trở Nên Đặc Biệt Hay Ngoại Lệ, Thì Có Ý Nghĩa Gì Đâu Cơ Chứ!

Sự thực là câu nói này vốn dĩ đã mâu thuẫn – xét cho cùng, nếu mọi người đều đặc biệt, thì theo định nghĩa không ai có thể được xem là đặc biệt hết cả – đều bị xem nhẹ bởi tất cả mọi người. Trở nên “trung bình” trở thành một chuẩn mực mới của sự thất bại.

Khi tiêu chuẩn của một nền văn hóa là “trở nên khác biệt,” thì việc nằm ở thái cực thấp nhất của đường phân phối chuẩn vẫn tốt hơn so với việc nằm ở giữa, bởi vì ít nhất thì bạn vẫn đặc biệt và xứng đáng nhận được sự chú ý. Nhiều người lựa chọn chiến lược này: chứng minh với mọi người rằng họ là kẻ bất hạnh nhất, hay bị đàn áp nhất, hoặc bị trù dập nhiều nhất.

→ Và sự nhận biết và chấp nhận sự tồn tại tầm thường của bạn sẽ thực sự cho phép bạn đạt tới những điều mà bạn ao ước đạt được, mà không phải chịu những phán xét hay những kỳ vọng cao ngất.

Bạn sẽ ngày càng trân trọng những trải nghiệm căn bản của cuộc sống: niềm vui thích trước tình bạn giản dị, của việc tạo nên một thứ gì đó, giúp đỡ một ai đó, đọc được một quyển sách hay, vui cười với người mà bạn quan tâm.

Chương 4: Giá trị của sự chịu đựng

Câu chuyện của Hiroo Onada. 😳

“Làm sao tôi có thể ngừng sự chịu đựng này lại?” → “Tại sao tôi lại chịu đựng – vì mục đích gì?”

Củ hành tự nhận thức

  • Lớp vỏ đầu tiên của củ hành tự nhận thức là sự hiểu biết đơn giản về cảm xúc của một người. “Đây là khi tôi cảm thấy hạnh phúc.” “Điều này khiến tôi cảm thấy buồn.” “Nó mang lại cho tôi hi vọng.”
  • Lớp vỏ thứ hai của củ hành tự nhận thức là khả năng đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta lại cảm thấy như vậy trong những xúc cảm cụ thể.

    Những câu hỏi tại sao này là rất khó và cần đến hàng tháng hay thậm chí nhiều năm mới có thể tìm được câu trả lời phù hợp và chính xác. Tại sao bạn lại cảm thấy tức giận? Liệu đó có phải là vì bạn thất bại trong việc đạt một mục tiêu nào đó? Tại sao bạn lại cảm tháy lờ phờ và tẻ ngắt? Liệu đó có phải vì bạn cảm thấy mình chưa đủ tốt?

  • Lớp vỏ thứ ba là những giá trị của bản thân ta: Tại sao tôi lại xem đây là thành công/thất bại? Làm thế nào mà tôi lựa chọn được cách đánh giá bản thân mình? Tôi đánh giá chính mình và cả những người xung quanh dựa trên tiêu chí nào.

    Ở cấp này, luôn cần phải đặt ra câu hỏi và không ngừng nỗ lực, rất rất khó để đạt đến. Nhưng nó lại là phần quan trọng nhất, bởi vì chân giá trị của ta quyết định nguồn gốc các vấn đề mà ta gặp phải, và những vấn đề này lại quyết định chất lượng sống của ta.

Mọi người đều hoảng sợ trước việc trả lời một cách chính xác cho câu hỏi vì sao, và điều này ngăn cản họ trước việc tiến tới sự nhận thức sâu sắc hơn về những chân giá trị của chính mình.

Việc thành thật tự vấn thực là khó khăn. Nó đòi hỏi bạn phải tự hỏi mình những câu hỏi đơn giản thật không dễ chịu gì khi trả lời. Thực tế, theo như kinh nghiệm thực tế, câu trả lời càng không mấy dễ chịu, thì nó lại càng đúng.

  • Ví dụ

    “Tôi thấy bực bội vì ông anh trai không thèm nhắn tin hay gửi email cho tôi.”

    Tại sao?

    “Bởi vì có vẻ như lão éo thèm quan tâm tới tôi gì hết cả.”

    Tại sao điều này lại có vẻ đúng?

    “Bởi vì nếu như lão ấy muốn có một mối quan hệ tốt đẹp với tôi, thì đáng lý ra lão phải chịu khó bỏ ra mười giây mỗi ngày để tương tác với tôi chứ.”

    Tại sao việc thiếu xây dựng quan hệ của ông anh trai với bạn lại có cảm giác như một sai lầm?

    “Bởi vì chúng tôi là anh em; chúng tôi nên có một mối quan hệ tốt đẹp!”

    Có hai việc được đem ra mổ xẻ ở đây: một giá trị mà tôi trân trọng, và một thước đo mà tôi sử dụng để tiến tới giá trị đó. Giá trị của tôi là: anh em thì nên thân thiết với nhau. Thước đo của tôi: giữ liên lạc thông qua điện thoại hoặc email – đấy là cách mà tôi đánh giá sự thành công của mình khi là một thằng em trai. Bằng cách nắm lấy thước đo này, tôi khiến bản thân mình cảm thấy như một kẻ thất bại, mà thường làm u ám hết cả buổi sáng ngày thứ 7 của tôi.

    Chúng ta còn có thể đào sâu hơn nữa, bằng việc lặp lại quá trình này:

    Tại sao anh em lại cần phải thân thiết với nhau?

    “Bởi vì họ là một gia đình, và người trong nhà thì phải thân thiết với nhau!”

    Tại sao điều này lại đúng?

    “Bởi vì gia đình bạn có ý nghĩa với bạn hơn bất kỳ điều gì khác!”

    Tại sao điều này lại đúng?

    “Bởi vì thân thiết với người nhà thì mới là ‘bình thường’ và ‘lành mạnh,’ và tôi không có được điều đó.”

    Qua cuộc đối thoại này tôi thấy rõ ràng về giá trị sâu xa của mình – có một mối quan hệ tốt đẹp với ông anh trai tôi – nhưng mà tôi vẫn chịu vật vã với cái thước đo. Tôi đặt cho nó một cái tên khác, “sự thân thiết,” nhưng thước đo thì không thực sự thay đổi: tôi vẫn phán xét mình như là một thằng em trai dựa trên việc liên lạc thường xuyên – và so sánh bản thân, sử dụng thước đo ấy, để phán xét những người khác mà tôi quen biết. Mọi người khác (hay có vẻ như thế) đều có mối quan hệ thân thiết với người nhà của họ, còn tôi thì không. Vậy thì chắc chắn là tôi có vấn đề gì rồi.

    Nhưng nếu như tôi đã chọn sai thước đo cho bản thân và cho cuộc đời mình thì sao? Liệu tôi có bỏ qua điều đúng đắn nào đó hay không? Ôi, có lẽ là tôi cũng chẳng cần phải thân với ông anh mình cho lắm đâu để có được cái mối quan hệ mà tôi trân trọng ấy. Có lẽ là chỉ cần có được sự tôn trọng lẫn nhau (mà vẫn luôn thế) là đủ rồi. Có lẽ là những thước đo này mới là sự đánh giá chính xác cho tình cảm anh em ruột già hơn là việc chúng tôi nhắn cho nhau bao nhiêu cái tin mỗi ngày.

    Điều này có ý nghĩa thật rõ ràng; tôi thấy thật là đúng. Nhưng tôi vẫn điên tiết bỏ mịe khi tôi với ông anh không thân thiết được với nhau. Và chẳng có cách thức tích cực nào cải thiện nó hết cả. Chẳng có cách thức bí mật nào để ca tụng tôi qua cái nhận thức ấy hết. Đôi khi anh em ruột – ngay cả khi anh em mà thực sự yêu thương nhau – không thân thiết với nhau, và như thế cũng không sao hết cả. Lúc ban đầu thì cũng khó chấp nhận, nhưng mà rồi cũng ổn thỏa cả thôi.

Điều thật sự đúng đắn một cách khách quan về tình thế của bạn không quan trọng bằng việc bạn nhìn nhận tình huống ấy như thế nào, bạn lựa việc đánh giá và gắn cho nó những giá trị nào. Các vấn đề có thể là không tránh được, nhưng ý nghĩa của những vấn đề ấy thì không. Ta cần phải kiểm soát việc các vấn đề của ta có nghĩa là gì dựa trên việc ta lựa chọn cách suy nghĩ nào về chúng, về những chuẩn tắc mà ta lựa chọn để đánh giá chúng.

Vấn đề của ngôi sao nhạc rock

Câu hỏi không phải là liệu ta có đánh giá mình thông qua những người khác hay không; mà, câu hỏi ở đây là ta dựa vào tiêu chí nào để đánh giá chính mình?

Nếu như bạn muốn thay đổi cách mình nhìn nhận vấn đề, bạn cần phải thay đổi những thứ mà bạn trân trọng và/hay cách mà bạn đánh giá thất bại/thành công.

Những giá trị tệ hại

  1. Khoái lạc:

    Hãy thử hỏi bất kỳ một người ngoại tình nào làm tan vỡ gia đình mình và mất đi quyền chăm sóc con cái xem liệu niềm vui thú ấy có khiến cho cô ấy thấy hạnh phúc hay không? Hỏi một người đàn ông suýt chết vì chế độ ăn uống vô độ xem liệu niềm vui thú có giúp anh ta giải quyết các vấn đề của mình chăng?

    Khoái lạc không phải là cội nguồn của hạnh phúc; thay vì thế, nó là kết quả. Nếu bạn thực hiện đúng những điều khác (các giá trị và thước đo), thì niềm vui thú sẽ đến với bạn như là hệ quả tự nhiên nhất.

  2. Thành công về vật chất

    Nghiên cứu cho thấy khi một người đã có thể tự cung cấp cho mình những nhu cầu vật chất cơ bản (thức ăn, chốn ngủ, và những thứ tương tự như vậy), sự tương quan giữa hạnh phúc và thành công nhanh chóng tiến tới con số không.

    Một vấn đề khác nữa đối với việc đánh giá quá cao những thành công về mặt vật chất là sự nguy hiểm khi ưu tiên nó trên những giá trị khác, chẳng hạn như sự chân thành, không bạo lực, và lòng trắc ẩn. Khi mọi người đánh giá bản thân họ không phải qua các hành vi của mình, mà dựa vào địa vị xã hội mà họ có thể đạt được, thì họ không chỉ có nông cạn thôi đâu, họ có thể còn là kẻ khốn nạn nữa.

  3. Lúc nào cũng đúng

    Sự thật là, những người nhìn nhận giá trị bản thân dựa trên việc luôn luôn đúng về tất cả mọi thứ sẽ ngăn trở bản thân họ trong việc học hỏi từ những lỗi lầm. Họ thiếu mất cái khả năng có được cách nhìn nhận mới và biết cảm thông với những người khác. Họ khép mình trước những thông tin mới mẻ và quan trọng.

  4. Luôn lạc quan

    Chối bỏ những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến việc phải nếm trải những cảm xúc tiêu cực nghiêm trọng và dai dẳng hơn và có thể còn bị rối loạn cảm xúc nữa. Luôn tích cực cũng là một dạng lẩn tránh, chứ không phải là một giải pháp phù hợp cho các vấn đề cuộc sống – những vấn đề mà, nếu như bạn lựa chọn đúng các giá trị và thước đo, thì sẽ tiếp sức và thúc đẩy bạn.

    Mẹo nhỏ xử lý cảm xúc tiêu cực nằm ở chỗ 1) bộc lộ chúng ở mức độ được xã hội chấp nhận và theo một thái độ lành mạnh và 2) bộc lộ chúng theo cách đồng điệu với các giá trị của bạn (giá trị của bạn là không bạo lực → khi phát điên với ai đó → thể hiện sự tức giận ấy, nhưng cũng thể hiện quan điểm rằng sẽ không giộng nắm đấm vào mặt họ.)

    Khi mà ta ép buộc mình phải lạc quan trong mọi thời điểm, chúng ta đang chối bỏ sự tồn tại của các vấn đề trong cuộc sống chúng ta.

    Như Freud đã từng nói, “Một ngày nào đó, khi hồi tưởng lại quá khứ, những năm tháng cực nhọc sẽ là những năm tháng tươi đẹp nhất của đời bạn.”

    Vấn đề là ta hãy bám trụ vào những giá trị và thước đo tốt đẹp, và niềm vui thú và thành công sẽ đến như là kết quả của nó.

Xác định những giá trị tốt/xấu

Các giá trị tốt là 1) mang tính thực tế, 2) có tính xây dựng xã hội, và 3) ngay lập tức và có thể kiểm soát. Các giá trị xấu là 1) mê tín, 2) phá hoại xã hội, và 3) không cấp bách hoặc khó kiểm soát.

Chân thành là một giá trị tốt bởi vì nó là thứ mà bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được, nó phản ánh thực tế, và nó mang lại lợi ích cho những người khác (ngay cả việc đôi khi không mấy dễ chịu). Sự nổi tiếng, ngược lại, là một giá trị xấu. Nếu đó là giá trị của bạn, và nếu như thước đo của bạn là trở thành anh chàng/cô nàng đình đám nhất trong buổi khiêu vũ, thì nhiều điều xảy ra sẽ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn: bạn không biết có ai khác sẽ tới dự sự kiện ấy, và có thể bạn còn không biết đến một nửa số người tham gia. Thứ hai là, giá trị/thước đo này không được xây dựng dựa trên thực tế: bạn có thể cảm thấy mình nổi bật hay không nổi bật, trong khi thực ra bạn làm quái gì có manh mối nào về vệc người ta thực sự nghĩ gì về bạn. (Ghi chú ngoài lề: Như một quy luật, những người mà sợ hãi trước việc người khác nghĩ gì về họ đều thực sự sợ hãi tất cả những thứ nhảm nhí mà họ nghĩ về chính mình vì đó là sự phản xạ của chúng.)

Một vài ví dụ về giá trị tốt đẹp, lành mạnh là: chân thành, đổi mới, nhạy cảm, đứng lên vì ai đó, tự trọng, ham hiểu biết, khoan dung, khiêm tốn, sáng tạo.

Một số ví dụ về giá trị xấu, thiếu lành mạnh: đạt ưu thế thông qua sự thao túng hay bạo lực, quan hệ lang chạ bừa bãi, lúc nào cũng cảm thấy tốt đẹp, luôn trở thành tâm điểm chú ý, không phải ở một mình, được yêu thích bởi tất cả mọi người, trở nên giàu có vì giàu có, hiến tế những con vật bé nhỏ vì một vị thần ngoại giáo nào đó.

Bạn sẽ thấy rằng những giá trị tốt đẹp, lành mạnh đều có thể đạt được từ bên trong chúng ta.

Những giá trị xấu thường phụ thuộc vào những sự kiện bên ngoài.

Các giá trị đều liên quan tới sự ưu tiên. Câu hỏi đặt ra là những ưu tiên của bạn. Bạn ưu tiên cho những giá trị nào so với những thứ khác, và do đó sẽ ảnh hưởng tới quyết định mà bạn đưa ra so với những điều khác?

→ “Sự cải thiện bản thân”: ưu tiên cho những giá trị tốt hơn, lựa chọn những thứ tốt hơn để mà bận tâm tới. Bởi vì khi mà bạn bận tâm tới những thứ tốt hơn, bạn sẽ có những vấn đề tốt hơn. Và khi bạn đối diện với những vấn đề tốt hơn, bạn sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tóm tắt những chương tiếp theo:

Trong chương kế tiếp, hình thức cực đoan của trách nhiệm: lãnh trách nhiệm cho bất kỳ điều gì xảy ra trong đời bạn, dù lỗi có thuộc về ai. Thứ hai là sự không chắc chắn: nhận thức sự dốt nát của bạn và bồi dưỡng việc thường xuyên đặt nghi vấn cho lòng tin của bạn. Tiếp đến là sai phạm: sự sẵn sàng khám phá những thiếu sót và lỗi lầm của bạn để có thể cải thiện chúng. Thứ tư là sự từ chối: khả năng để nghe và cả nói từ không, do đó xác định rõ ràng điều bạn sẽ và sẽ không chấp nhận trong đời mình. Và giá trị cuối cùng là sự lặng nhìn cái chết của chính mình, có lẽ là điều duy nhất có thể giúp ta duy trì những giá trị còn lại của mình dưới cái nhìn đúng đắn.

Chương 5: Bạn luôn luôn lựa chọn

Khi mà chúng ta cảm thấy rằng ta đang lựa chọn vấn đề của mình, chúng ta thấy mình có được sức mạnh. Khi chúng ta cho rằng các vấn đề xảy đến không như ta mong muốn, ta cảm thấy mình là nạn nhân và đau khổ.

Lựa chọn

Câu chuyện của William James…

Sự nhận biết đơn giản mà từ đó tất cả những sự tiến bộ và phát triển cá nhân đều xuất hiện, đó là sự nhận thức rằng chúng ta, với tư cách là mỗi cá nhân, đều chịu trách nhiệm trước mọi điều trong cuộc đời ta, dù cho ngoại cảnh có là gì đi chăng nữa.

Chúng ta thường không thể kiểm soát những gì xảy đến với mình. Nhưng mà ta luôn kiểm soát cách thức mà ta lý giải những gì xảy đến với ta, cũng như cách thức mà ta phản ứng lại trước chúng.

Việc lựa chọn không phản ứng lại các sự kiện trong đời thì vẫn là một cách phản ứng lại các sự kiện trong đời. Dù ta có thích như thế hay không, chúng ta vẫn luôn đóng vai trò chủ động trước những gì diễn ra đối với chúng ta và bên trong chúng ta. Chúng ta luôn diễn giải ý nghĩa của mọi thời khắc và mọi sự kiện. Chúng ta luôn luôn lựa chọn các giá trị mà ta dựa vào để sống và các thước đo mà ta dùng để đánh giá mọi điều xảy đến với mình. Thường thì cùng một sự kiện có thể là tốt hoặc xấu, lệ thuộc vào cái thước đo mà chúng ta sử dụng.

Vấn đề là, chúng ta luôn luôn lựa chọn, dù ta có nhận ra điều đó hay không. Luôn luôn.

Câu hỏi thật sự ở đây là, Chúng ta lựa chọn quan tâm tới vấn đề gì? Bạn lựa chọn những giá trị nào để đưa ra hành động? Chúng ta lựa chọn thước đo nào để đánh giá cuộc đời mình? Và liệu đó có phải là những lựa chọn tốt— những giá trị đúng đắn và những thước đo đúng đắn?

Thuyết ngụy biện trước trách nhiệm / sai lầm

“Quyền năng lớn đồng nghĩa với trách nhiệm lớn lao.” → phiên bản hay ho hơn: “Với trách nhiệm lớn sẽ mang đến quyền năng lớn lao.”

Chúng ta càng lựa chọn việc chấp nhận trách nhiệm trong cuộc đời mình, thì ta sẽ càng được rèn luyện nhiều hơn trong cuộc đời. Chấp nhận trách nhiệm trước những vấn đề của chúng ta do đó là bước đi đầu tiên để giải quyết chúng.

Câu chuyện về chàng trai lùn …

Trách nhiệm và lỗi lầm thường đi liền với nhau trong nền văn hóa của chúng ta. Nếu như tôi đâm vào xe của bạn, tôi vừa phạm lỗi vừa lãnh trách nhiệm bồi thường theo pháp lý cho bạn theo một cách nào đó. Ngay cả khi tôi chỉ vô tình lao xe vào bạn, thì tôi vẫn phải chịu trách nhiệm.

Nhưng còn có cả những vấn đề mà không phải là lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm trước chúng.

Nếu như bạn thức dậy vào một ngày nọ và nhìn thấy một đứa bé sơ sinh trước thềm nhà, có thể đấy không phải là lỗi của bạn khi đứa bé được đặt ở đó, nhưng đứa bé giờ đây đã trở thành trách nhiệm của bạn. Bạn sẽ phải lựa chọn xem cần làm gì. Và dù cho cuối cùng quyết định của bạn có ra sao đi nữa (giữ đứa bé, vứt nó đi chỗ nào đó, bỏ mặc nó, vứt nó cho một con chó bull), thì vấn đề sẽ nảy sinh cùng với lựa chọn của bạn – và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho những điều này nữa.

Các vị thẩm phán đâu có được quyền lựa chọn các vụ án. Khi một vụ án được đưa lên tòa, vị thẩm phán được bổ nhiệm cũng đâu có thực hiện hành vi phạm pháp, mà cũng chẳng phải là nhân chứng của tội ác, và cũng chẳng bị ảnh hưởng gì của việc phạm tội, nhưng ông ấy hay bà ấy sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm trước vụ án. Vị thẩm phán sau đó sẽ phải lựa chọn kết quả; ông ấy hoặc bà ấy sẽ phải xác định thước đo để đánh giá tội ác và đảm bảo rằng thước đo mình lựa chọn sẽ được thực thi.

Chúng ta đều chịu trách nhiệm trước những trải nghiệm không phải là lỗi của chúng ta ở mọi thời điểm. Đó là một phần của cuộc sống.

Đây là một cách để suy nghĩ về sự khác biệt giữa hai quan điểm này. Lỗi lầm là thì quá khứ. Trách nhiệm là thì hiện tại. Lỗi lầm là kết quả của những lựa chọn đã được thực hiện. Trách nhiệm là kết quả của những lựa chọn mà bạn đang tiến hành, vào mọi giây phút của mọi ngày.

Có sự khác biệt giữa việc đổ lỗi cho người khác về hoàn cảnh của bạn và việc người đó thực sự chịu trách nhiệm trước hoàn cảnh của bạn. Không một ai khác chịu trách nhiệm trước tình thế của bạn ngoại trừ chính bạn ra. Nhiều người có thể sẽ bị buộc tội vì sự bất hạnh của bạn, nhưng không một ai chịu trách nhiệm trước việc bạn không hạnh phúc trừ bạn ra. Đó là bởi vì bạn luôn là người lựa chọn cách thức mà mình nhìn nhận sự việc, cách thức mà bạn phản ứng trước các sự việc, và cách thức bạn đánh giá chúng. Bạn luôn lựa chọn thước đo để đánh giá các trải nghiệm của mình.

Chúng ta đều yêu thích việc nhận trách nhiệm trước thành công và hạnh phúc. Nhưng việc lãnh trách nhiệm cho những vấn đề của chúng ta còn quan trọng hơn thế, bởi vì đó mới là nơi mà những kinh nghiệm được rút ra. Đó mới chính là nơi mang tới những tiến bộ thực sự trong cuộc sống. Việc đổ lỗi cho những người khác chỉ đơn giản làm tổn thương chính bạn mà thôi.

Phản ứng trước bi kịch

Câu chuyện của Malala Yousafza…

Chẳng có “như thế nào” cả

“Ồ, cũng được thôi, nhưng như thế nào? Tôi nghĩ là các giá trị của tôi thật tệ và rằng tôi trốn tránh trách nhiệm trước tất cả những vấn đề của tôi và rằng tôi là một cục ct khi cho rằng cả thế giới này xoay quanh tôi và mọi sự phiền phức mà tôi gặp phải — nhưng tôi phải thay đổinhư thế nào* đây?”

→ “Làm, hoặc không làm; chẳng có ‘như thế nào’ cả.”

Bạn đã lựa chọn rồi đấy chứ, ở mọi thời điểm mỗi ngày, điều gì cần quan tâm, nên việc thay đổi cũng chỉ đơn giản như việc lựa chọn điều gì đó khác để bận tâm tới mà thôi.

Khi bạn tái đánh giá những giá trị của mình, bạn sẽ gặp phải sự cản trở cả ở bên trong lẫn bên ngoài (Thời điểm mà bạn quyết định rằng việc học quan trọng hơn so với rượu chè bù khú, rằng kết hôn và có một gia đình quan trọng hơn so với đi ngủ lang, rằng làm công việc mà bạn yêu thích quan trọng hơn so với tiền bạc — sự quay lưng của bạn sẽ tác động tới những mối quan hệ, và rất nhiều trong số đó sẽ đập vào cái mặt của bạn. Điều này nữa cũng thật bình thường và cũng chẳng dễ chịu gì). Hơn hết, bạn sẽ thấy mông lung; bạn sẽ lo lắng rằng liệu có phải mình đang làm sai điều gì hay không. Nhưng rồi như ta sẽ thấy, đó là một việc tốt đẹp.

Chương 6: Bạn sai hết rồi (nhưng tôi cũng vậy)

Sự trưởng thành là một quá trình được lặp lại vô cùng tận. Khi mà ta học thêm được một điều mới mẻ, chúng ta không đi từ “sai” tới “đúng.” Mà thực ra, ta đi từ chỗ sai tới chỗ ít sai hơn một chút. Và rồi ta học thêm được một điều gì đó nữa, ta đi từ chỗ ít sai hơn đến chỗ ít sai hơn thế nữa, và rồi ít sai hơn thế nữa nữa, và cứ tiếp tục như vậy. Ta luôn ở trong cái quá trình tiệm tiến đến sự thật và hoàn hảo mà không hề chạm tới sự thật hay sự hoàn hảo.

Chúng ta không nên tìm kiếm để có được câu trả lời “đúng” tuyệt đối cho bản thân chúng ta, mà thay vì thế, ta nên tìm cách dần dần loại bớt những sai lầm của chúng ta ngày hôm nay để rồi ta có thể ít sai hơn vào ngày mai.

Chỉ có sự trải nghiệm của bạn sẽ cho bạn thấy được điều gì là phù hợp với bạn – và ngay cả như vậy, trải nghiệm ấy cũng có thể là một sai lầm. Và bởi vì bạn và tôi và mọi người khác đều có những nhu cầu và quá khứ và hoàn cảnh sống khác nhau, chúng ta đều chắcchắn sẽ đi đến những câu trả lời “đúng đắn” khác nhau về việc ý nghĩa của cuộc đời ta là gì và chúng ta nên sống thế nào.

Sự chắc chắn chính là kẻ thù của sự phát triển. Chẳng có gì là chắc chắn cả cho tới khi nó đã xảy ra – và ngay cả đến lúc đó, vẫn đáng để nghi vấn. Đó là lý do vì sao mà việc chấp nhận sự không hoàn hảo hiển nhiên của hệ giá trị của chúng ta là điều cần thiết để cho bất kỳ sự phát triển nào có thể diễn ra.

Bởi vì đây là những điều nghe thật lạ nhưng lại vô cùng đúng: chúng ta không thực sự biết một trải nghiệm là tích cực hay tiêu cực. Một số những thời khắc khó khăn và căng thẳng nhất trong cuộc đời chúng ta cũng là những thời điểm mang tính xây dựng và đáng khích lệ nhất. Một vài những trải nghiệm tuyệt vời và đáng trân trọng nhất trong cuộc đời cũng là những quãng thời gian dễ làm ta lạc hướng và thiếu khích lệ nhất. Đừng có tin vào cái ý niệm của bạn về sự trải nghiệm tích cực/tiêu cực.

Những điều tạo ra niềm tin

Trí óc của ta luôn luôn ồn ào, tạo ra ngày càng nhiều các mối liên hệ để giúp ta hiểu và kiểm soát môi trường xung quanh mình. Mọi thứ liên quan đến sự trải nghiệm của ta, cả ngoại cảnh và nội tại, đều hình thành những mối liên hệ và liên kết mới trong tâm trí chúng ta.

Nhưng vẫn còn đó hai vấn đề. Đầu tiên, bộ não là không hoàn hảo. Chúng ta thường nhầm lẫn về những gì mà chúng ta nhìn hay nghe thấy. Chúng ta quên mất sự việc và diễn giải sai các sự việc khá thường xuyên. Thứ hai là, một khi chúng ta nhận thức rõ mục đích khiến ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, bộ não của chúng ta được thiết kế để bám lấy mục đích ấy. Chúng ta nghiêng về cái ý nghĩa mà tâm trí ta tạo ra, và ta không muốn bỏ qua nó. Ngay cả nếu như ta nhìn thấy những bằng chứng mà mâu thuẫn với cái ý nghĩa đã được ta tạo ra, ta vẫn thường phớt lờ nó và tiếp tục tin tưởng như cũ.

Kết quả của toàn bộ những điều này? Hầu hết niềm tin của chúng ta đều sai. Hoặc, để chính xác hơn, tất cả niềm tin đều sai – một số chỉ ít sai hơn những cái còn lại mà thôi. Tâm trí của con người là mớ bòng bong những điều không chính xác. Và trong khi điều này có thể khiến bạn không thoải mái, đó là một ý niệm vô cùng quan trọng cần chấp nhận, như ta sẽ thấy.

Hãy cẩn trọng với những gì bạn tin tưởng

Bộ não của chúng ta luôn cố gắng lý giải các sự việc hiện tại dựa trên những điều mà ta đã tin tưởng và đã từng trải nghiệm. Mọi mẩu thông tin đều được đánh giá dựa trên các giá trị và kết luận mà ta đã có sẵn. Và kết quả là, não bộ của ta luôn luôn thiên về những gì mà ta cảm thấy là đúng tại thời điểm đó.

Nghiên cứu chỉ càng thêm củng cố cái bài học đầy đau đớn tại thời điểm đó: niềm tin của chúng ta là có thể uốn nắn được, và các ký ức của chúng ta là hoàn toàn không đáng tin cậy.

Rất nhiều câu danh ngôn nói với bạn rằng “hãy tin vào bản thân,” hay “hãy tuân theo trực giác của bạn,” và toàn tập những thứ sáo rỗng nghe chừng hay ho khác.

Nhưng có lẽ câu trả lời lại nằm ở chỗ hãy tin tưởng bản thân bạn ít đi một chút. Xét cho cùng, nếu như trái tim và khối óc của chúng ta là không đáng tin cậy như thế, thì có lẽ ta cũng nên đặt ra nghi vấn nhiều hơn nữa cho các dự định và động cơ của chúng ta.

Những nguy hại của sự đoan chắc tuyệt đối

Sự chắc chắn là không thể đạt được, mà việc theo đuổi sự chắc chắn còn phát sinh nhiều hơn (hoặc tệ hơn thế nữa) sự không chắc chắn.

Ngay cả một hành vi đơn giản như đọc trộm tin nhắn của người yêu bạn hay hỏi thăm bạn bè về việc người khác nói gì về bạn đều xuất phát từ cảm giác thiếu tự tin và nó khơi gợi niềm khao khát về sự đoan chắc. Bạn có thể kiểm tra tin nhắn của người yêu và không phát hiện được điều gì, nhưng mà hiếm khi chuyện lại dừng ở đấy; vì có thể sau đó bạn sẽ bắt đầu lo lắng rằng có lẽ nào anh ta lại có cái điện thoại thứ hai.

Bạn càng cố chắc chắn về một điều gì đó, bạn sẽ lại càng cảm thấy bấp bênh và thiếu an toàn hơn.

Sự thẳng thắn trước sai lầm phải tồn tại để mỗi sự thay đổi và phát triển được diễn ra.

Định luật Manson về sự lảng tránh

Parkinson: “Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó.”

Murphy: “Nếu một điều xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể.”

Manson: “Thứ gì càng đe dọa tới bản ngã của bạn, thì bạn sẽ càng lảng tránh nó.”

Điều đó có nghĩa là thứ gì càng có nguy cơ khiến bạn thay đổi cách nhìn nhận về bản thân, cách bạn tin về việc mình sẽ thành công/thất bại, cách bạn nhìn nhận mình sống ra sao với hệ chân giá trị của mình, thì bạn sẽ càng lảng tránh việc thực hiện điều đó.

Bạn lảng tránh việc nói chuyện với chồng mình về việc trở nên đam mê hơn trong phòng ngủ bởi vì cuộc nói chuyện như thế sẽ thách thức bản ngã của bạn trên cương vị một người đàn bà ngoan hiền, đức độ. Bạn lảng tránh việc nói với bạn mình rằng bạn không muốn gặp lại anh ta nữa bởi vì việc kết thúc tình bạn sẽ mâu thuẫn với bản ngã của bạn như là một con người tử tế, vị tha.

“Hiểu rõ bản thân” hay “tìm ra chính mình” có thể thật đáng quan ngại. Nó có thể sẽ đóng đinh bạn vào một vị thế cứng nhắc và khiến bạn nặng gánh với những sự kỳ vọng không cần thiết. Nó có thể sẽ chặn đứng bạn trước những khả năng tiềm ẩn bên trong con người bạn và những cơ hội ngoài kia.

Tự diệt

Khi chúng ta buông bỏ những câu chuyện mà chúng ta kể về chính bản thân mình, với bản thân mình, thì chúng ta tự giải thoát cho mình để thực sự hành động (và sai lầm) và trưởng thành.

Khi có một ai đó tự thừa nhận với bản thân rằng, “Bạn biết đấy, có lẽ tôi không có biệt tài trong việc duy trì mối quan hệ,” thì người đó tự nhiên sẽ được tự do hành động và chấm dứt cuộc hôn nhân tồi tệ kia. Cô ấy không có một cái bản sắc cá nhân nào cần phải bảo vệ bằng cách cứ phải tiếp tục duy trì một cuộc hôn nhân đau khổ chỉ để chứng minh một điều gì đó cho bản thân mình.

Hãy xác định lại các thước đo của bạn theo những cách thức thế tục và thông thường thôi. Đừng lựa chọn việc đánh giá bản thân mình như một ngôi sao đang lên hay như một thiên tài chưa được phát hiện. Đừng lựa chọn việc đánh giá bản thân mình như một nạn nhân bất hạnh hay một kẻ thất bại thảm hại. Thay vì vậy, hãy đánh giá chính mình bằng những đặc điểm thế tục như: một sinh viên, một người bạn đời, một người bạn, một người sáng tạo.

Làm sao để ít chắc chắn hơn về bản thân?

Câu hỏi #1: Nếu tôi sai thì sao?

Những câu hỏi như thế này cần phải trở thành một thói quen tinh thần. Trong nhiều trường hợp, hành động đơn giản của việc đặt ra cho chúng ta những câu hỏi như vậy đòi hỏi sự khiêm tốn và lòng trắc ẩn cần thiết để giải quyết rất nhiều vấn đề của chúng ta.

Nên nhớ rằng với bất kỳ một sự thay đổi nào diễn ra trong đời bạn, bạn chắc chắn phải sai ở một điểm nào đấy. Nếu như bạn cứ ngồi đó, đau khổ hết ngày này sang ngày khác, thì như thế có nghĩa là bạn đã sai về một điều nào đó tương đối quan trọng trong cuộc đời bạn rồi đấy, và cho tới khi mà bạn có thể tự đặt ra câu hỏi cho mình để tìm ra nó, thì sẽ chẳng có điều gì thay đổi hết.

Câu hỏi #2: Việc tôi sai có ý nghĩa gì?

Aristotle từng viết rằng, “Chỉ có một tâm trí được rèn luyện mới có khả năng đón nhận một suy nghĩ mà không thừa nhận nó.” Việc có thể nhìn nhận và đánh giá các giá trị khác nhau mà không cần thiết phải áp dụng chúng có lẽ là kỹ năng chính yếu cần thiết trong việc thay đổi cuộc đời một ai đó theo hướng có ý nghĩa.

Câu hỏi #3: Liệu việc sai lầm có khả năng tạo ra một vấn đề tốt đẹp hay tồi tệ hơn so với vấn đề hiện tại của tôi, vì bản thân tôi và cả những người khác hay không?

Tác giả cố gắng chỉ sống với một vài quy tắc, nhưng có một quy tắc mà tác giả đã duy trì suốt nhiều năm nay là: nếu như mà mọi việc của tác giả có bị bung bét, hoặc công việc của những người khác có bị làm cho bung bét, thì có vẻ như rất, rất, rất đúng là chính tác giả là kẻ duy nhất làm hỏng chuyện. ** Thực tế đơn giản: nếu bạn cảm thấy như thể một mình đang đấu lại toàn bộ thế giới, thì có lẽ thực ra chỉ có bạn chống lại bản thân bạn mà thôi.

Chương 7: Thất bại là cách để tiến lên

Nghịch lý thất bại/thành công

Untitled

Sự tiến bộ trong bất kỳ lĩnh vực gì là thứ được tạo ra dựa trên hàng ngàn sai lầm nhỏ, và sự vĩ đại của thành công mà bạn có được là dựa trên số lần bạn thất bại ở một điểm nào đó. Nếu như có ai đó vượt trội hơn so với bạn ở một điểm nào đó, thì đó là bởi vì cô ấy đã thất bại nhiều lần hơn so với bạn. Nếu ai đó kém cỏi hơn bạn, thì là bởi vì anh ta chưa trải qua đủ những bài học đau đớn mà bạn từng đón nhận.

Ta chỉ có thể thật sự thành công ở thứ mà ta sẵn lòng thất bại trước nó. Nếu như ta chưa sẵn lòng thất bại, thì ta cũng chưa sẵn sàng để thành công.

Các giá trị tệ hại, như chúng ta đã thấy trong chương 4, liên quan tới những mục tiêu rõ ràng là nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Việc theo đuổi những mục tiêu như vậy sẽ dẫn tới sự bất an vô cùng lớn. Và ngay cả khi ta có thể đạt được chúng, thì chúng cũng khiến ta cảm thấy trống rỗng và vô vị, bởi vì một khi đã đạt được những mục tiêu này thì chẳng còn vấn đề gì để mà giải quyết nữa. Những giá trị tốt đẹp hơn, như ta đã thấy, là quá trình hướng vào bản thể. Những thứ kiểu như “Bày tỏ bản thân một cách trung thực trước những người khác,” một thước đo cho cái giá trị “chân thành,” không bao giờ có thể hoàn tất; đó là một vấn đề yêu cầu ta phải liên tục bận tâm tới. Mỗi một cuộc trò chuyện mới, mỗi một mối quan hệ mới, đều mang tới những thách thức và cơ hội mới cho việc bày tỏ sự chân thành. Cái giá trị này là một quá trình liên tục, kéo dài suốt đời và khó có thể hoàn tất.

Các mục tiêu, như chúng vẫn thường được đưa ra — tốt nghiệp đại học, mua một ngôi nhà bên hồ, giảm được mười cân — đều bị giới hạn trong một mức độ hạnh phúc nhất định mà chúng có thể mang lại cho cuộc đời ta. Chúng có thể hữu ích khi mà ta theo đuổi những lợi ích ngắn hạn, trong chóng vánh, nhưng nếu ta xem chúng như là định hướng cho toàn bộ bước đường đời, thì chúng thật quá tệ.

Đau khổ là một phần của quá trình

Với rất nhiều người trong số chúng ta, thành tựu đáng tự hào nhất của chúng ta đến từ những nghịch cảnh lớn nhất. Nỗi đau của ta thường khiến cho ta trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn, vững vàng hơn. Những người chiến thắng căn bệnh ung thư, là một ví dụ, cho biết rằng họ cảm thấy mạnh mẽ hơn và thấy biết ơn cuộc sống hơn sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến giành giật sự sống.

Dabrowski biện luận rằng nỗi sợ hãi và lo lắng và buồn bã không phải lúc nào cũng nhất thiết là trạng thái tinh thần không đáng mong đợi và vô ích; thay vì thế, chúng thường đại diện cho sự đau đớn cần thiết dẫn tới sự phát triển về mặt tinh thần. Và chối bỏ nỗi đau đó thì cũng có nghĩa là ta đã chối bỏ những tiềm năng của mình. Giống như việc một người cần phải trải qua những đau đớn thân thể mới mong có được cơ bắp và xương cốt rắn chắc, một người cũng cần phải vượt qua những đau đớn về mặt tinh thần thì mới mong có được kiên sự cường hơn trong tinh thần, sự chắc chắn hơn về bản thân, tăng cường lòng trắc ẩn, và nói chung là một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Chúng ta cần tới một dạng khủng hoảng về sự tồn tại để có được cái nhìn khách quan về việc ta chọn lựa ý nghĩa nào cho đời mình rồi mới cân nhắc tới việc thay đổi chúng.

Cô gái học trường Y với học phí từ sự tích góp của cha mẹ là dân nhập cư → muốn từ bỏ Chàng sinh viên cảm tình trước trợ giảng? → sao để nói? Bà mẹ đơn thân có con tốt nghiệp ĐH → làm sao để bảo nó ra ở riêng để sống cuộc đời của nó, và mình sống cuộc đời của chính mình?

Câu trả lời có vẻ khó khăn với bất kỳ ai gặp phải chúng mà lại quá đỗi dễ dàng đối với người ngoài. Vấn đề ở đây là nỗi đau. Việc điền vào giấy tờ cần thiết để xin thôi học trường y quả là một hành động không hề phức tạp và quá đỗi hiển nhiên; nhưng làm cha mẹ đau lòng thì không đơn giản như thế. Mời người trợ giảng đi chơi chỉ đơn giản là việc nói ra có vài từ; nhưng đánh cược với cảm giác xấu hổ và bị từ chối thì phức tạp hơn nhiều. Yêu cầu một ai đó chuyển ra khỏi nhà bạn là một quyết định dễ hiểu; nhưng cảm thấy như thể bạn bỏ rơi con cái mình thì không dễ chịu như vậy.

Vấn đề nằm ở chỗ các cảm xúc của tôi quyết định thực tại của tôi. Bởi vì có cảm giác như mọi người không muốn nói chuyện với tôi, tôi đâm ra tin rằng mọi người không muốn nói chuyện với tôi thật. Bởi vì tôi không thể phân biệt giữa những gì tôi cảm thấy với sự thật, nên tôi không thể thoát ra khỏi bản thân mình và nhìn thế giới như nó vốn dĩ vậy.

Hãy học cách chịu đựng nỗi đau mà bạn đã lựa chọn. Khi mà bạn lựa chọn một giá trị mới, có nghĩa là bạn đang lựa chọn việc giới thiệu một nỗi đau mới với cuộc đời mình. Hãy tận hưởng nó. Thưởng thức nó. Chào đón nó bằng cả hai tay. Rồi sau đó hãy hành động bất chấp nó.

Nhớ rằng, bạn không biết gì hết cả. Mà ngay cả khi mà bạn cho rằng mình có biết đi chăng nữa, thì bạn cũng chẳng biết mình đang làm cái *éo gì đâu. Cho nên thực sự thì, bạn mất cái gì nào?

Nguyên lý làm một điều gì đó

“Nếu như các em vướng mắc trước một vấn đề, thì đừng có ngồi đó và suy nghĩ về nó; hãy bắt đầu xoay sở với nó. Ngay cả khi em không biết mình đang làm cái gì đi nữa, thì hành động đơn giản của việc xoay sở với vấn đề ấy sẽ khiến cho giải pháp đúng đắn cuối cùng cũng hiện ra trong đầu em.”

Hành động không chỉ là hệ quả của động cơ; mà nó còn là nguyên nhân nữa.

**Hầu hết chúng ta chỉ cam kết hành động nếu như chúng ta cảm thấy sự thúc đẩy ở một mức độ nhất định. Và ta chỉ thấy có động cơ khi mà ta cảm thấy đủ xúc động về việc được truyền cảm hứng: Cảm xúc truyền cảm hứng → Động lực → Hành động mong muốn

Nếu như bạn muốn thực hiện một điều gì đó mà không cảm thấy có động cơ hay cảm hứng, thì bạn kết luận rằng bạn chỉ lên cơn hâm mà thôi. Bạn chẳng thể làm gì về điều này.

Vấn đề về động cơ nằm ở chỗ nó không chỉ là một cái dây chuyền gồm có các mắt xích, mà là một cái vòng lặp bất tận: Cảm hứng → Động lực → Hành động → Cảm hứng → Động lực → Hành động → Vân vân và mây mây Các hành động của bạn dẫn đến nhiều phản ứng về mặt cảm xúc và cảm hứng hơn và tiếp tục thúc đẩy các hành động của bạn trong tương lai. Có được lợi thế từ sự hiểu biết này, chúng ta có thể thực sự tái định hướng tâm trí mình theo cách như sau: Hành động → Cảm hứng → Động lực

Nếu như bạn thiếu đi mất động lực để thực hiện một sự thay đổi quan trọng trong đời mình, hãy làm điều gì đó — bất cứ điều gì, thật đấy — và rồi khai thác sự phản ứng lại trước hành động đó như một cách thức để bắt đầu tạo động lực cho bản thân.

→ Nguyên lý “làm một điều gì đó”.

Nếu như ta tuân theo nguyên lý “làm một điều gì đó,” thì sai lầm không còn quan trọng nữa. Khi mà tiêu chuẩn của sự thành công trở thành hành động đơn thuần — khi mà bất kỳ một kết quả nào đều được xem như là một sự tiến bộ và trọng yếu, khi mà cảm hứng được nhìn nhận như là một phần thưởng thay vì điều kiện tiên quyết — chúng ta thúc đẩy bản thân mình tiến về phía trước. Chúng ta sẽ không thấy sợ hãi trước việc mắc phải sai lầm, và những thất bại ấy sẽ đưa ta tiến về phía trước.

Chương 8: Tầm quan trọng của việc nói không

Xã hội Nga nhận thấy thứ tiền tệ có giá trị nhất là lòng tin. Và để xây dựng được lòng tin thì bạn cần phải trung thực. Điều này có nghĩa là khi mà sự việc không được hay ho cho lắm, bạn cứ việc trình bày thẳng thắn và không cần phải ngại bố con thằng nào. Những người mà bày tỏ sự thật mất lòng có thể sẽ được tưởng thưởng như là một bằng chứng đơn giản cho việc họ vô cùng quan trọng cho việc sống còn — bạn cần phải biết ai xứng đáng để mình trông cậy vào hoặc là không, và bạn cần phải nhận biết điều này thật nhanh. Nhưng, trong thế giới phương Tây “tự do,” thầy giáo người Nga của tôi tiếp tục, có vô số cơ hội kinh tế — quá nhiều các cơ hội về kinh tế là đằng khác, thành ra sẽ giá trị hơn nhiều khi thể hiện bản thân bạn theo một cách thức nhất định, dù là giả dối đi chăng nữa, còn hơn là thành thành thật.

Vì lẽ đó mà nó trở thành quy chuẩn trong nền văn hóa phương Tây khi mỉm cười và nói những điều lịch sự ngay cả khi bạn không cảm thấy như vậy, khi sử dụng những lời nói dối nho nhỏ vô hại và đồng ý với người khác dù thực ra bạn thấy bất đồng quan điểm. Vì lẽ đó mà con người ta lại học cách để giả vờ làm bạn bè với những người mà họ không thực sự yêu quý, mua những thứ mà họ không thật sự cần. Hệ thống kinh tế của chúng ta đang xúc tiến cho cái sự dối trá này.

Mặt tiêu cực của điều này nằm ở chỗ, bạn không bao giờ biết, trong xã hội phương Tây, rằng liệu bạn có thể hoàn toàn tin tưởng người đang nói chuyện cùng mình hay không. Đôi khi đây là vấn nạn xảy ra ngay cả giữa vòng bạn bè thân thiết và các thành viên gia đình. Cái sức ép rằng cần phải được yêu thích ở xã hội phương Tây khiến mọi người thường ngụy trang cá tính chân thật của họ tùy thuộc vào việc người đang đối diện với họ là ai.

Từ chối khiến cuộc đời bạn tốt đẹp hơn

Tất cả chúng ta đều cần phải quan tâm tới một điều gì đó, mới có thể trân trọng một điều gì đó. Và để trân trọng một điều gì đó, chúng ta phải nói không với những thứ không phải là điều gì đó. Nếu như tôi lựa chọn việc khiến cho hôn nhân trở thành phần quan trọng nhất đời tôi, thì điều ấy có nghĩa là tôi (có lẽ) lựa chọn việc không lấy các cuộc say sưa với gái điếm làm lẽ sống đời mình.

Sự chối bỏ này là phần cố hữu và cần thiết cho việc duy trì hệ giá trị của chúng ta, và do đó là bản sắc cá nhân của ta. Chúng ta là những gì mà chúng ta lựa chọn để nói không. Và nếu như chúng ta không từ chối bất kỳ điều gì (có thể là bởi nỗi sợ hãi bản thân chúng ta sẽ bị từ chối bởi điều gì đó), thì chúng ta về cơ bản là hoàn toàn không có nổi bản sắc cá nhân của riêng mình.

Các ranh giới

Phần này trích đoạn khá nhiều vì có nhiều ý hay.

Tình yêu không lành mạnh được xây dựng dựa trên việc hai con người cố gắng trốn thoát khỏi vấn đề của bản thân họ thông qua những cảm xúc của mình dành cho người kia — hay nói cách khác, họ lợi dụng nhau như là một phương tiện để trốn tránh thực tại ấy. Còn tình yêu lành mạnh thì được xây dựng dựa trên việc hai con người nhận biết và xác định những vấn đề của mình cùng với sự trợ giúp của người kia. Sự khác biệt giữa một mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh nằm ở hai yếu tố: 1) mỗi người trong mối quan hệ ấy chấp nhận trách nhiệm ra sao, và 2) sự sẵn lòng của mỗi người trong việc từ chối và nhận lấy lời từ chối của người kia.

“Ranh giới” hàm ý về trách nhiệm của hai người đối với các vấn đề của bản thân họ. Những người ở trong một mối quan hệ lành mạnh với những ranh giới vững vàng sẽ lãnh trách nhiệm trước các giá trị và vấn đề của bản thân họ và không chịu trách nhiệm cho các giá trị và vấn đề của người yêu.

Ranh giới nghèo nàn: “Cô/Anh không được phép đi đàn đúm với đám bạn của mình mà không có tôi đi cùng. Cô/Anh biết là tôi ghen thế nào rồi đấy. Cô/Anh phải ở nhà với tôi.”

Trong mỗi một kịch bản, người đó hoặc là gánh trách nhiệm trước những vấn đề/cảm xúc không phải của bản thân họ, hoặc đòi hỏi một ai đó khác phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề/cảm xúc của họ.

Nhìn chung, những người tự cho mình đặc quyền bị rơi vào một trong hai cái bẫy trong các mối quan hệ của mình. Hoặc là họ mong đợi người khác sẽ chịu tránh nhiệm cho vấn đề của chính họ: “Tôi muốn có một cuối tuần dễ chịu thảnh thơi ở nhà. Anh/Cô nên biết thế và hãy hủy hết mấy cái kế hoạch kia đi.” Hoặc là họ tự đi gánh quá nhiều trách nhiệm cho những vấn đề của những người khác: “Cô ấy lại vừa mới mất việc, nhưng có lẽ đấy là lỗi của tôi bởi vì tôi đã không ủng hộ cô ấy như đáng lẽ ra tôi cần phải làm. Ngày mai tôi sẽ giúp cô ấy làm lại cái sơ yếu lý lịch.”

Khi bạn có một vùng tối về việc chịu trách nhiệm trước các cảm xúc và hành động của mình — những lĩnh vực mà không có sự rõ ràng trong việc ai chịu trách nhiệm cho việc gì, ai phải gánh chịu lỗi lầm vì điều gì, rằng tại sao bạn lại làm điều mà bạn làm — thì bạn không bao giờ có thể phát triển những giá trị mạnh mẽ cho bản thân mình. […] Trong khi đó, một mối quan hệ lành mạnh là khi hai con người giải quyết các vấn đề của chính mình để cảm thấy tốt đẹp về nhau.

Nếu như bạn hi sinh vì người mà bạn quan tâm, điều cần thiết là bạn phải muốn làm điều đó, chứ không phải bởi vì bạn cảm thấy mình có nghĩa vụ như vậy hay bởi vì bạn lo sợ trước hậu quả của việc không làm vậy. Nếu như nửa kia của bạn sẽ hi sinh một điều gì đấy vì bạn, điều cần thiết là anh ấy hoặc cô ấy thực sự muốn thế, chứ không phải bởi vì bạn đã thao túng hành động hi sinh bằng sự giận dữ hay tội lỗi. Hành động tình yêu chỉ hiện hữu khi mà chúng được thực hiện không vì điều kiện hay kỳ vọng nào.

Có thể mọi người sẽ thấy khó khăn trong việc nhận biết sự khác biệt giữa việc làm điều gì đó vì nghĩa vụ và làm điều gì đó một cách tự nguyện. Nên câu hỏi quyết định đây: bạn hãy tự hỏi bản thân mình xem, “Nếu như tôi từ chối, liệu mối quan hệ này sẽ ra sao?” Tương tự, hãy thử hỏi, “Nếu như người tôi yêu từ chối điều mà tôi mong muốn, liệu mối quan hệ này sẽ ra sao?” Nếu câu trả lời là lời từ chối sẽ dẫn tới một màn ầm ĩ và chén rơi đĩa vỡ, thì đó là tín hiệu xấu dành cho mối quan hệ của bạn đấy. Nó gợi ý rằng đó là mối quan hệ điều kiện — dựa trên những lợi ích hời hợt nhận được từ nhau, thay vì một sự chấp nhận lẫn nhau vô điều kiện (cùng với vấn đề của mỗi người). Những người có ranh giới vững chắc không hề sợ hãi trước một cơn thịnh nộ, một cuộc cãi cọ, hay bị tổn thương. Những người với ranh giới yếu ớt thường sợ hãi trước những điều này và sẽ thường xuyên điều chỉnh các hành vi của bản thân để cho phù hợp với sự biến động chóng vánh và thất thường liên quan tới cảm xúc của họ. Những người với ranh giới mạnh mẽ hiểu rằng thật vô lý khi hi vọng hai con người có thể ăn khớp được với nhau 100% và thỏa mãn mọi nhu cầu của người kia. Những người với ranh giới mạnh mẽ hiểu rằng họ đôi khi có thể làm tổn thương người khác, nhưng xét cho cùng họ không thể quyết định việc người khác cảm thấy như thế nào. Những người có ranh giới mạnh mẽ hiểu rằng một mối quan hệ lành mạnh không nằm ở chỗ điều khiển cảm xúc của người kia, mà là ở việc mỗi một người ủng hộ người kia trong sự phát triển cá nhân và tự giải quyết các vấn đề của mình.

Làm thế nào để xây dựng lòng tin?

Khi mà ưu tiên hàng đầu của chúng ta là luôn khiến cho chúng ta cảm thấy hài lòng, hoặc là luôn làm cho người bạn đời của ta cảm thấy hài lòng, thì cuối cùng chẳng có ai thấy hài lòng được hết. Và mối quan hệ của ta sẽ tan vỡ lúc nào không hay. Nếu không có mâu thuẫn, thì không thể có được sự tin tưởng. Mâu thuẫn tồn tại để cho ta thấy được ai sẵn sàng ở bên ta mà không cần điều kiện gì cả và ai ở bên ta chỉ vì lợi ích nhất định mà thôi.

Để có một mối quan hệ lành mạnh, cả hai người đều phải sẵn sàng và có thể nói không và nghe được từ không. Nếu không có lời phủ định ấy, nếu không có sự từ chối thi thoảng ấy, các ranh giới sẽ bị phá vỡ và các vấn đề và giá trị của một người sẽ chi phối người còn lại. Do vậy, mâu thuẫn không chỉ là một việc hết sức bình thường thôi đâu; mà nó còn tuyệt đối cần thiết cho việc duy trì một mối quan hệ lành mạnh nữa. Nếu như hai người gần gũi với nhau mà không thể tranh luận triệt để và thẳng thắn về sự khác biệt của họ một cách cởi mở và thành thật, thì mối quan hệ ấy đã được xây dựng dựa trên sự thao túng và xuyên tạc, và nó sẽ dần dần trở nên độc hại.

Tin tưởng là thành phần quan trọng nhất trong bất kỳ một mối quan hệ nào, bởi lý do đơn giản rằng nếu không có sự tin tưởng, thì mối quan hệ ấy thực sự chẳng có nghĩa lý gì.

Chính điều này mới khiến cho việc lừa dối có tính huỷ hoại đến vậy. Không phải là vấn đề tình dục, mà là về vấn đề lòng tin bị hủy hoại như một hậu quả của tình dục (ngoài luồng). Mất đi lòng tin, mối quan hệ không còn bình thường được nữa. Nên rốt cuộc bạn chỉ có hai lựa chọn: hoặc là cố gắng xây dựng lại lòng tin hoặc là chia lìa đôi ngả.

Nếu như người ta lừa dối bạn, đó là bởi vì có thứ gì đó quan trọng đối với họ hơn là mối quan hệ này. Đó có thể là lợi ích quyền lực hay kinh tế. Đó có thể là sự công nhận giá trị thông qua việc quan hệ tình dục. Đó có thể là cơn bốc đồng của họ. Dù có là gì đi nữa, rõ ràng là hệ giá trị của kẻ phản bội không đồng nhất với việc bồi đắp cho một mối quan hệ lành mạnh.

Điều cần thiết là những người ngoại tình cần bóc tách củ hành tự nhận thức của họ và luận ra cái giá trị khốn nạn nào đã xui khiến họ phá vỡ niềm tin của mối quan hệ (và liệu họ có còn trân trọng cái mối quan hệ này nữa hay không).

Một yếu tố khác trong việc lấy lại được lòng tin sau khi đã bị phá vỡ là vấn đề thực hành: hành động của họ.

Không may là, việc thể hiện này đòi hỏi nhiều thời gian — chắc chắn là mất thời gian hơn nhiều so với việc phá vỡ niềm tin. Và trong suốt quá trình xây dựng lòng tin ấy, mọi việc thường rất tồi tệ. Cho nên cả hai người trong mối quan hệ đó đều phải nhận thức được cuộc chiến mà họ lựa chọn đương đầu.

⇒ Khi mà lòng tin bị hủy hoại, nó chỉ có thể được xây dựng lại nếu như tuân thủ theo hai bước sau đây: 1) người phá vỡ lòng tin thừa nhận những giá trị thực sự mà dẫn tới sự tan vỡ này và thú nhận chúng, và 2) người phá vỡ lòng tin thực hiện những hành động nhằm chứng minh rằng thái độ của mình được cải thiện theo thời gian.

Tự do trong sự cam kết

Nghịch lý của sự lựa chọn :Về cơ bản, chúng ta càng có nhiều quyền chọn lựa, thì ta càng cảm thấy ít hài lòng hơn dù ta có chọn thứ gì đi nữa, bởi vì ta nhận thức được về tất cả những lựa chọn tiềm năng khác mà ta đã bỏ qua.

Điều này cũng đúng với việc sở hữu vật chất, tiền bạc, thú vui, công việc, bạn bè, và tình nhân — toàn bộ những giá trị khập khiễng hời hợt mà con người ta tự chọn cho bản thân mình. Khi càng thêm nhiều tuổi, bạn càng trải đời nhiều hơn, thì mỗi một trải nghiệm mới lại càng ít tác động đến bạn hơn. Lần đầu tiên tôi uống rượu trong một bữa tiệc thật vô cùng phấn khích. Lần thứ một trăm thì cũng khá vui. Nhưng đến lần thứ năm trăm thì tôi thấy nó cũng chỉ như một buổi tối cuối tuần mà thôi. Và đến lần thứ một nghìn thì thật sự rất nhàm chán và không đáng kể.

Tồn tại sự tự do và giải phóng trong việc cam kết. Tôi tìm thấy thêm cơ hội và lợi ích khi từ chối các lựa chọn khác và những trò tiêu khiển, thay vì thế tôi lựa chọn những điều thật sự có ý nghĩa đối với mình.

Sự cam kết sẽ mang đến cho bạn tự do bởi vì bạn không còn bị sao nhãng bởi những điều tầm thường và phù phiếm nữa. […] Sự cam kết sẽ cho phép bạn tập trung một cách có chủ ý vào một số ít những mục tiêu vô cùng quan trọng và đạt được mức độ thành công cao hơn so với sự kỳ vọng của bạn.

Trải nghiệm theo chiều rộng có lẽ là cần thiết và hấp dẫn khi mà bạn còn trẻ — xét cho cùng, bạn vẫn cần phải bước ra ngoài kia và khám phá xem điều gì là xứng đáng để bạn dành trọn đời mình vào đó. Nhưng sâu trong lòng đất mới là nơi mà vàng được chôn giấu. Và bạn cần phải gắn kết với một điều gì đó và đi sâu vào nó và khai thác lên. Điều này hoàn toàn chính xác trong những mối quan hệ, trong sự nghiệp, trong việc xây dựng một lối sống tuyệt vời — trong mọi khía cạnh cuộc đời.

Chương 9: Và rồi bạn chết

Nếu như thực sự không có lý do nào để làm bất cứ việc gì, thì cũng chẳng có lý do gì để không làm việc gì hết; rằng khi đối mặt với cái chết không thể tránh khỏi, thì chẳng có lý do gì để chùn bước trước nỗi sợ hãi hay xấu hổ hay nhục nhã của một con người, bởi vì rốt cuộc đó cũng chỉ là những điều vô nghĩa mà thôi; và rằng thông qua việc dành phần lớn quãng đời ngắn ngủi của tôi vào việc lảng tránh nỗi đau và lo lắng, tôi về cơ bản đã trốn tránh việc thực sự sống cuộc đời này.

[…] thời khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi cũng chính là thời khắc mang tính bước ngoặt nhất.

(Suy nghĩ của tác giả)

Nếu không có cái chết, tất cả mọi thứ đều có vẻ như thật tầm thường, mọi trải nghiệm đều thế nào cũng được, mọi thước đo và giá trị đều chỉ là con số không tròn trĩnh.

Vượt lên chính mình

The Denial of Death về cơ bản đưa ra hai quan điểm:

  1. Con người là độc nhất vô nhị ở chỗ chúng ta là loài động vật duy nhất có khả năng tưởng tượng và tư duy về bản thân một cách trừu tượng. Lũ chó không ngồi một chỗ và lo lắng về sự nghiệp của chúng. Loài mèo không nghĩ về những sai lầm của chúng trong quá khứ và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng hành động theo cách khác. Loài khỉ không tranh cãi về những triển vọng trong tương lai, cũng giống như loài cá không ở một chỗ mà băn khoăn liệu con cá khác có còn mê nó nữa không nếu như vây của nó dài ra.

Là con người, chúng ta được ban phước với cái khả năng hình dung ra bản thân mình trong những tình huống mang tính giả thuyết, suy ngẫm cả về quá khứ lẫn tương lai, tưởng tượng ra những thực tại và tình huống khác mà ở đó sự việc có thể sẽ khác đi. Và Becker cho rằng, bởi vì cái khả năng trí tuệ độc đáo này, tất cả chúng ta, ở một điểm nào đó, nhận thức được sự không thể tránh khỏi của cái chết của chính chúng ta. Bởi vì ta có thể mường tượng ra những phiên bản khác nhau của thực tại, chúng ta cũng là loài động vật duy nhất có khả năng hình dung ra một thực tại mà không có sự hiện diện của ta trong đó.

Sự nhận thức này gây ra cái mà Becker gọi là “nỗi sợ cái chết,” một nỗi lo lắng sâu sắc ẩn dưới mọi điều mà ta nghĩ hay làm.

  1. Quan điểm thứ hai của Becker bắt đầu với giả thuyết rằng về cơ bản chúng ta có hai “cái tôi.” Cái tôi thứ nhất là cái tôi thể xác — thực hiện những việc như ăn, ngủ, ngáy, và vệ sinh. Cái tôi thứ hai là cái tôi ý thức — bản ngã của chúng ta, hay việc chúng ta nhìn nhận bản thân mình ra sao. Becker biện luận rằng: Tất cả chúng ta đều nhận thức được ở một mức độ nào đó rằng thân xác của ta cuối cùng rồi sẽ chết, rằng cái chết là không thể tránh khỏi, và rằng tính chất không thể tránh khỏi của nó — ở mức độ tiềm thức — khiến cho ta sợ hãi. Do đó, nhằm cân bằng tâm lý về cái sự mất mát không thể tránh được này của thân xác ta, ta cố gắng xây dựng nên một cái tôi ý thức sẽ sống mãi. Đó là lý do vì sao mà con người ta miệt mài cố gắng trong việc gắn tên của họ vào các tòa nhà, trên các bức tượng, trên gáy của các cuốn sách. Đó là lý do vì sao mà ta lại buộc mình phải dành nhiều thời gian của bản thân ở bên những người khác, đặc biệt là lũ trẻ, với hi vọng rằng sự ảnh hưởng của ta — cái tôi ý thức ấy — sẽ còn trường tồn so với cái tôi thể xác của ta. Rằng chúng ta sẽ được nhớ tới và được tôn kính và được ngưỡng mộ mãi mãi về sau khi mà thân xác ta không còn tồn tại nữa.

[…]

Dù cho chết có là một điều tồi tệ đi chăng nữa, thì nó là điều không thể tránh khỏi. Do đó, chúng ta không cần phải lảng tránh sự nhận thức này, thay vì thế ta hãy chấp nhận nó hết mức có thể. Bởi vì một khi chúng ta cảm thấy thoải mái với cái sự thực về cái chết của ta — nỗi khiếp sợ sâu xa, sự lo lắng nằm ẩn sâu bên dưới động cơ của mọi tham vọng phù phiếm trong cuộc đời — rồi ta sẽ có thể lựa chọn các giá trị của mình một cách tự do hơn, không bị cản trở bởi cuộc truy tìm phi lý cho sự bất tử, và giải thoát cho ta khỏi những quan điểm võ đoán đầy nguy hiểm.

Mặt tích cực của cái chết

Những triết gia người Hi Lạp và La Mã cổ đại theo đuổi chủ nghĩa khắc kỷ thường nhắc nhở mọi người rằng phải luôn luôn tâm niệm về cái chết ở mọi thời điểm, để biết trân trọng cuộc sống hơn và luôn khiêm tốn khi đứng trước nghịch cảnh.

Đối mặt với sự thật về cái chết của chúng ta là vô cùng quan trọng bởi vì nó xóa bỏ tất cả những giá trị tệ hại, mong manh, cạn cợt trong cuộc đời. Trong khi hầu hết mọi người phí hoài những tháng ngày của họ vào việc chạy theo vài đồng bạc cắc, hay thêm một chút ít danh tiếng và sự chú ý, hoặc thêm một chút ít sự chắc chắn rằng họ đã đúng hay được yêu, cái chết xuất hiện trước mắt tất cả chúng ta cùng với một câu hỏi đau đớn và quan trọng hơn nhiều: Gia tài của bạn có gì?

Cách duy nhất để có thể bình thản trước cái chết là hiểu rõ và xem bản thân mình như một điều gì đó lớn hơn; là lựa chọn những giá trị vượt xa hơn cả việc phục vụ cho lợi ích của bản thân - những giá trị đơn giản, trực tiếp, dễ kiểm soát và bao dung đối với cái thế giới hỗn loạn xung quanh. Đó là gốc rễ cơ bản của mọi sự hạnh phúc. Dù bạn có nghe theo Aristotle hay là một chuyên gia tâm lý học nào đấy ở Harvard hay là Chúa Jesus hay là cái ban nhạc Beatles chết tiệt kia đi nữa, thì tất cả đều sẽ nói với bạn rằng hạnh phúc đến từ cùng một điều: hãy quan tâm tới một điều gì đó lớn hơn chính bạn, hãy tin rằng bạn là một thành phần đóng góp vào một thực thể vĩ đại hơn nhiều, rằng cuộc đời bạn chỉ là một quy trình cận biên của một chuỗi dây chuyền không thể tưởng tượng được. Cái cảm giác này là lý do mà con người ta đến với nhà thờ; là lý do để họ lao vào những cuộc chiến tranh; là lý do để họ chăm lo cho gia đình mình và dành dụm từng đồng lương hưu và xây dựng những cây cầu và phát minh ra điện thoại di động: cái cảm giác thoáng qua này về việc là một phần của điều gì đó lớn hơn và khó hiểu hơn bản thân họ.

Nền văn hóa của chúng ta ngày nay làm đảo lộn sự hết sức chú ý với thành công lớn lao, cho rằng chúng phải là một. Nhưng không phải vậy. Bạn đã tuyệt vời sẵn rồi. Dù cho bạn có nhận ra điều này hay không. Bạn tuyệt vời bởi vì khi đối mặt với những nỗi hoang mang bất tận và cái chết chắc chắn, bạn vẫn tiếp tục lựa chọn điều gì để bận tâm và điều gì không.


Tóm lại

  • Đếch quan tâm ở đây không phải là vô tâm, nhưng là đếch cần quan tâm đến quá nhiều thứ, bớt để ý, chỉ quan tâm đến những gì thực tế, cấp bách và thực sự quan trọng mà thôi. Điều này đòi hỏi mình phải ý thức được điều-quan-trọng-và-có-ý-nghĩa-trong-cuộc-đời, nếu không thì mối quan tâm của bạn sẽ đặt vào những mục đích vô nghĩa và phù phiếm.
  • Hầu như tất cả chúng ta đều chỉ ở mức trung bình trong hầu hết những việc mình làm. Cho dù bạn có xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó, thì bạn vẫn chỉ tàm tạm hay dưới cả mức tàm tạm ở những lĩnh vực khác. Buồn thay, Internet, bên cạnh việc là một nguồn mở về thông tin; nó còn là một nguồn mở về sự bất an, nghi ngờ bản thân, và cảm giác tủi hổ. → Và sự nhận biết và chấp nhận sự tồn tại tầm thường của bạn sẽ thực sự cho phép bạn đạt tới những điều mà bạn ao ước đạt được, mà không phải chịu những phán xét hay những kỳ vọng cao ngất.
  • Để có thể hạnh phúc chúng ta cần có thứ gì đó để giải quyết. Hạnh phúc vì thế mà tồn tại dưới dạng thức của hành động. Hạnh phúc thực sự chỉ diễn ra khi bạn tìm thấy được những vấn đề mà bạn thích thú và vui vẻ giải quyết chúng. Vậy nên có thể nói Hạnh phúc đến từ việc giải quyết các “rắc rối”.
  • Đau khổ là điều không thể tránh khỏi cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa, cuộc đời vẫn luôn chứa đựng những thất bại, mất mất, hối tiếc và cả cái chết. Cách duy nhất để vượt qua nỗi đau là trước hết học cách chịu đựng nỗi đau đó. Một câu hỏi thú vị, thay vì “Bạn muốn gì từ cuộc đời?”, đó là “Bạn muốn có nỗi đau nào trong cuộc đời mình? Bạn sẵn sàng chịu đựng vì điều gì?” Bởi vì nó quyết định cuộc đời ta sẽ chuyển sang hướng nào. Việc bạn như thế nào được xác định bởi việc bạn sẵn lòng chịu đựng điều gì. VD như sự đau đớn mà bạn theo đuổi tại phòng tập gym sẽ dẫn đến một cơ thể cân đối và sức khỏe tốt hơn. Sự thất bại trong kinh doanh sẽ dẫn tới sự hiểu biết rõ hơn về điều gì là cần thiết cho thành công. Và bạn có thể đạt được những thứ đáng giá trong cuộc sống nhờ vượt qua những trải nghiệm tiêu cực như thế!
  • sự nhận thức rằng chúng ta, với tư cách là mỗi cá nhân, đều chịu trách nhiệm trước mọi điều trong cuộc đời ta, dù cho ngoại cảnh có là gì đi chăng nữa. Việc lãnh trách nhiệm cho những vấn đề của chúng ta sẽ luôn mang đến những kinh nghiệm được rút ra. Đó mới chính là nơi mang tới những tiến bộ thực sự trong cuộc sống.
  • Sự chắc chắn chính là kẻ thù của sự phát triển. Chẳng có gì là chắc chắn cả cho tới khi nó đã xảy ra – và ngay cả đến lúc đó, vẫn đáng để nghi vấn. Đó là lý do vì sao mà việc chấp nhận sự không hoàn hảo của chúng ta là điều cần thiết để cho bất kỳ sự phát triển nào có thể diễn ra.
  • Hành động không chỉ là hệ quả của động cơ; mà nó còn là nguyên nhân nữa. Các hành động của bạn dẫn đến nhiều phản ứng về mặt cảm xúc và cảm hứng hơn và tiếp tục thúc đẩy các hành động của bạn trong tương lai. Có được lợi thế từ sự hiểu biết này, chúng ta có thể thực sự tái định hướng tâm trí mình theo cách như sau: Hành động → Cảm hứng → Động lực. Hãy cứ làm đi. Đừng đợi khi có cảm hứng nữa.
  • Từ chối khiến cuộc đời của bạn đẹp hơn. Tất cả chúng ta đều cần phải quan tâm tới một điều gì đó, mới có thể trân trọng một điều gì đó. Và để trân trọng một điều gì đó, chúng ta phải nói không với những thứ không phải là điều gì đó. Đó chính là bản sắc cá nhân của chúng ta. Nếu như tôi lựa chọn việc khiến cho hôn nhân trở thành phần quan trọng nhất đời tôi, thì điều ấy có nghĩa là tôi lựa chọn việc không lấy các cuộc say sưa chè chén làm lẽ sống đời mình.
  • Nghĩ về cái chết cũng có mặt tích cực của nó. Nếu không có cái chết, tất cả mọi thứ đều có vẻ như thật tầm thường, mọi trải nghiệm đều thế nào cũng được, mọi thước đo và giá trị đều chỉ là con số không tròn trĩnh. “Hãy quan tâm tới một điều gì đó lớn hơn chính bạn, hãy tin rằng bạn là một thành phần đóng góp vào một thực thể vĩ đại hơn nhiều, rằng cuộc đời bạn chỉ là một quy trình cận biên của một chuỗi dây chuyền không thể tưởng tượng được.”
Share: Twitter Facebook LinkedIn